Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán


Phụ lục Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán

Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán

Hướng dẫn cách ghi bảng xác định khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán

Phụ lục được ban hành kèm theo thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của bộ tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu sử dụng ngân sách nhà nước.

  • Giá trị hợp đồng là giá trị mà nhà thầu và chủ đầu tư đã ký kết theo quy định của pháp luật.
  • Giá trị tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa thu hồi đến cuối kỳ trước là số tiền mà chủ đầu đã tạm ứng cho nhà thầu theo điều khoản đã ghi trong hợp đồng đó, chưa được thu hồi đến cuối kỳ trước.
  • Số tiền đã thanh toán khối lượng hoàn thành đến cuối kỳ trước là số tiền mà chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà thầu phần giá trị khối lượng đã hoàn thành đến cuối kỳ trước, không bao gồm số tiền đã tạm ứng.
  • Lũy kế giá trị khối lượng thực hiện đến cuối kỳ này là lũy kế giá trị khối lượng thực hiện theo hợp đồng đến cuối kỳ trước cộng với giá trị khối lượng thực hiện theo hợp đồng trong kỳ phù hợp với biên bản nghệm thu đề nghị thanh toán. Trường hợp không đủ kế hoạch vốn để thanh toán hết giá trị khối lượng đã nghiệm thu ghi trong phụ lục thì sẽ chuyển sang kỳ sau thanh toán tiếp, không cần phải lập phụ lục mà chỉ lập giấy đề nghị thanh toán.
  • Thanh toán thu hồi tạm ứng là số tiền mà chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất thanh toán để thu hồi 1 phần hoặc toàn bộ số tiền tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa đến cuối kỳ trước theo điều khoản đã thanh toán của 2 bên kí kết.
  • Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này là số tiền mà chủ đầu tư đề nghị kho bạc nhà nước thanh toán cho nhà thầu theo điều khoản đã thanh toán của hợp đồng đã ký kết. Trong đó, tạm ứng nếu có và thanh toán khối lượng hoàn thành.
  • Lũy kế giá trị thanh toán: Tạm ứng là số tiền mà chủ đầu tư đã tạm ứng cho nhà thầu theo điều khoản của hợp đồng chưa được thu hồi đến hết kỳ trước trừ thu hồi tạm ứng + cộng phần tạm ứng. Thanh toán khối lượng hoàn thành là số tiền đã thanh toán xdcb đã hoàn thành đến hết kỳ trước + cộng thu hồi tạm ứng + thanh toán giá trị khối lượng xdcb hoàn thành kỳ này.

Xem thêm các bài viết khác

>> Quy trình thành lập công ty tnhh chỉ cần 5 bước này là đủ

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn


Cũng như thành lập công ty cổ phần thì quy trình thành lập công ty tnhh An Phát cần thỏa mãn các điều kiện.

loại hình công ty tnhh

  • Công ty tnhh 1 thành viên được thành lập bởi 1 cá nhân hoặc tổ chức
  • Công ty tnhh 2 thành viên được thành lập tối thiểu bởi 2 hoặc tối đa là 50 thành viên

Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

điều kiện thành lập công ty tnhh

Tổ chức cá nhân Việt Nam, nước ngoài có quyền thành lập và quản lý công ty theo quy định của pháp luật nhưng trừ một số trường hợp:
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập công ty tnhh để thu lợi riêng.
  • Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các công ty tnhh 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ một số người được cử làm đại diện ủy quyền để quản lý phần góp vốn nhà nước tại công ty tnhh khác.
  • Người chưa thành niên hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa cấm hành nghề kinh doanh.
  • Một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Một số giấy tờ cần chuẩn bị

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty muốn thành lập
  • Danh sách các thành viên công ty
  • Giấy chứng thực thông tin cá nhân các thành viên sáng lập như chứng minh nhân dân, hộ chiếu.
Nộp hồ sơ tại cơ quan hành chính, phòng đăng ký kinh doanh

Thời gian nhận giấy đăng ký kinh doanh là 3 ngày làm việc, nếu giấy tờ hợp lệ.

Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp và doanh nghiệp là 2 thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các nghĩa vụ và quyền tương ứng việc sở hữu doanh nghiệp.
>> Nếu bạn có thắc mắc về điều kiện thành lập công ty tnhh thì liên hệ ngay với chúng tôi, để được giải đáp. 

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Quy trình thành lập công ty tnhh


Quy trình thành lập công ty tnhh cho một doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện tại đều phải trải qua đầy đủ 4 giai đoạn sau:



quy trình thành lập công ty tnhh

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin hồ sơ doanh nghiệp


Bước 1: lựa chọn doanh nghiệp để bắt đầu. Bạn phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại doanh nghiệp để phù hợp với bạn.

Phải phù hợp với thuế, trách nhiệm pháp lý, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư.

Bước 2: chuẩn bị chứng minh thư hoặc hộ chiếu thành viên. Lưu ý bản sao chứng minh thư không quá 3 tháng, thời hạn chứng minh thư.

Bước 3: lựa chọn tên công ty, tốt nhất nên lựa chọn ngắn gọn và dễ nhớ. Tránh trùng lặp với các đơn vị trước đó.

Bước 4: Xác định địa chỉ sở hữu thuộc quyền hợp pháp của công ty.

Bước 5: xác định vốn điều lệ để đưa vào kinh doanh.

Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật công ty.

Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh theo luật pháp về đăng ký kinh doanh.

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ


Bước 1: Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định Điều 20 nghị định số 43

Bước 2: Nộp hồ sơ đến văn phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Điều 25 nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010).

Sau 3 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ của bạn hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Giai đoạn 3: làm con dấu pháp nhân


Bước 1: Mang một bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đến cơ sở có chức năng để khắc dấu con dấu pháp nhân.

Bước 2: Nhận con dấu pháp nhân. Khi đến nhận đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản gốc.

Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty


Một doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề không có điều kiện sau khi có đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy định tại điều 8 luật doanh nghiệp.

>> Đọc đầy đủ các bước đăng ký doanh nghiệp tại quy trình thành lập công ty tnhh

Kết quả bạn nhận được sau khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp:

  • Giấy phép ĐKKD và mã số thuế
  • Con dấu pháp nhân
  • Điều lệ công ty
  • Hóa đơn GTGT
  • Thông báo mở tài khoản ngân hàng
  • Thông báo xác nhận nộp hồ sơ điện tử
  • Thông báo phát hành hóa đơn
  • Giấy chứng nhận sử dụng chứng từ số
  • Token khai thuế qua mạng
  • Thông báo áp dụng tính thuế khấu trừ