Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Con dấu đóng vai trò gì trong hoạt động của công ty

Con dấu đóng vai trò gì trong hoạt động của công ty

Con dấu được xem là tài sản của doanh nghiệp. Con dấu thể hiện hiệu lực cũng như sự tồn tại công ty trước sự hoạt động với các đối tác cũng như trước pháp luật.

1. Quy định con dấu doanh nghiệp


Doanh nghiệp có con dấu riêng. Con dấu của doanh nghiệp phải được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Hình thức và nội dung của con dấu, điều kiện làm con dấu và chế độ sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của chính phủ.

2. Những thông tin cần biết về con dấu công ty


Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai.

Sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký thành lập đối với công ty mới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện các công việc như đăng ký mã số thuế, đăng ký khắc dấu. Mọi thủ tục cần thiết và thác mắc bạn cần giải đáp hãy liên hệ với dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại An Phát để được tư vấn.

3. Tài liệu đăng kí con dấu


Trước khi đến đăng kí con dấu cho công ty mình, bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau:

  • Đối với cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu có hình quốc huy; cơ quan chuyên môn tổ chức sự nghiệp cần: quyết định thành lập, cho phép sử dụng con dấu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 
  • Đối với tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, hội quần chúng, hội nghề nghiệp cần: quyết định thành lập và điều lệ hoặc hiến chương cho phép sử dụng con dấu đã đuợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đối với tổ chức khoa học và công nghệ cần: quyết định thành lập, cho phép sử dụng con dấu và giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
  • Đối với tổ chức báo chí, xuất bản cần: quyết định thành lập, cho phép sử dụng con dấu và giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Đối với tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao cần: giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của việt nam cấp.
  • Đối với cơ quan đại diện ngoại giao cần: công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao kèm theo mẫu con dấu và công văn của bộ ngoại giao việt nam.
  • Đối với tổ chức hoạt động theo luật kinh doanh bảo hiểm, luật chứng khoán cần: giấy phép thành lập và hoạt động.
  • Đối với tổ chức kinh tế cần: giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; quyết định thành lập phòng giao dịch quỹ tiết kiệm thuộc sở giao dịch hoặc chi nhanh các ngân hàng thương mại.

Công ty An Phát là một trong các đơn vị tư vấn thành lập công ty có uy tín tại tphcm, với kinh nghiệm tư vấn nhiều năm trong ngành, chúng tôi hiểu những gì cần thiết cho khách hàng và mang lại dịch vụ tốt nhất.

Các bài viết liên quan khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét